Làm gì khi…

Sơ cứu – tai nạn ô tô

Quy trình sơ cứu

  • Định hướng – tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra
  • An toàn – đảm bảo an toàn cho người cứu hộ lẫn người bị thương
  • Xác định tình trạng của người bị thương

Gọi trợ giúp y tế – số điện thoại 155 hoặc 112

  • Hành động bình tĩnh
  • Bạn sẽ phải nói cho người điều hành: Tên và họ của bạn, chuyện gì đã xảy ra, bạn đang ở đâu, mốc định hướng, số người bị thương và tình trạng của họ
  • Các thông tin cần thiết khác (như số điện thoại người gọi)
  • Gọi cấp cứu trước khi sơ cứu nếu người bị ảnh hưởng là người lớn. Nếu là trẻ dưới 8 tuổi, gọi cấp cứu sau 1 phút xoa bóp tim và hô hấp nhân tạo.
  • Yêu cầu người điều hành cho lời khuyên về quy trình cho đến khi nhận được hỗ trợ y tế.          

Kiểm tra người bị thương

Bằng cách nhìn, nghe và sờ hãy kiểm tra

  • Hơi thở
  • Chảy máu
  • Vị trí cơ thể
  • Màu sắc khuôn mặt
  • Nhiệt độ cơ thể
  • Mồ hôi
  • Kiểm tra các dấu hiệu sự sống của người bị thương

Hơi thở

Đầu tiên, chúng ta nên tìm hiểu xem người bị thương có gì trong khoang miệng hay không, sau đó giải phóng đường hô hấp và cuối cùng kiểm tra xem người đó có tự thở không. Nếu chúng ta thực hiện bước đầu tiên ở vị trí thứ hai hoặc là cuối cùng, các tạp chất từ khoang miệng sẽ rơi vào đường thở được giải phóng và nạn nhân có thể bị ngạt thở

  • Xoay đầu người bệnh sang một bên, mở miệng và xem liệu có kẹo cao su, kẹo, răng giả, chất nôn, bùn, hoặc bất cứ thứ gì khác không thuộc về nơi đó. Nếu có, dùng một hoặc hai ngón tay bọc ví dụ bằng một chiếc khăn tay cẩn thận lau khoang miệng người bệnh từ góc này sang góc kia. Phải cẩn thận không đẩy bụi bẩn sâu hơn vào đường thở
  • Khi đã có khoang miệng sạch sẽ, chúng ta ấn vào trán và kéo cằm của nạn nhân. Điều này sẽ giải phóng đường thở
  • Bây giờ cúi xuống người nạn nhân để tai mình trên miệng họ và đặt tay lên ngực họ. Nếu cảm thấy luồng khí thở ra và chuyển động của ngực, chúng ta có thể đặt bệnh nhân ở tư thế ổn định.
  • Bệnh nhân không thở? Chúng ta hãy tiến hành hồi sức.

Vô thức

  • Hãy gọi người bị thương
  • Tìm nơi bị chảy nhiều máu
  • Đặt người bị thương ở tư thế nằm ngửa (thật cẩn thận nếu bạn nghi ngờ chấn thương cột sống)
  • Nghiêng đầu để giải phóng đường thở

Chảy máu

  • Băng chặt
  • Nâng cao chi chảy máu lên
  • Thực hiện các biện pháp tránh sốc: điều trị chấn thương, tránh mất nhiệt, nâng chân tay lên vị trí cay

Hồi sức – chỉ cần hai tay để cứu sự sống

  • Nếu người bệnh không thở bình thường, nghiêng đầu ra sau và đỡ vai. Nhấn lồng ngực 100 lần (hai tay đặt vào giữa ngực, nhấn 5-7 cm, đếm to)
  • Nhấn với tần suất 2 lần một giây
  • Không ngừng hồi sức để kiểm tra nhịp tim, kể cả khi có hai người cứu hộ
  • Nếu có thể KHÔNG NGỪNG việc xoa bóp tim

Hô hấp nhân tạo

  • Mở đường thở của người bị thương (ngửa đầu)
  • Bịt kín mũi và vùng miệng
  • Luôn sử dụng mặt nạ hồi sức (hoặc túi nilon)
  • Thở vào và kiểm tra xem ngực có phồng lên không

Sốc

  • Gọi người bị thương
  • Kiểm tra mạch và màu da
  • Đảm bảo sự ấm áp và im lặng
  • Không truyền dịch bằng miệng
  • Có thể nâng chân tay

Các biện pháp sơ cứu không phù hợp

  • Không nên cởi đồ từ người bị thương
  • Không duỗi thẳng chân tay bị gãy và không đẩy các mảnh xương vào vết thương mở
  • Không loại bỏ bất kỳ vật nào nhô ra khỏi vết thương
  • Không thay đổi vị trí của người bị thương
  • Không đổ trực tiếp dung dịch khử trùng vào vết thương
  • Không truyền dịch và thuốc bằng miệng
  • Đừng để mặc người bị thương không có sự giám sát
  • Không tháo mũ bảo vệ cho người đi xe đạp hay xe máy trừ khi cần hồi sức
Zde se zobrazí výsledky vyhledávání